YÊN MÔ THƯỢNG, YÊN MẠC, YÊN MÔ, NINH BÌNH

img
Phả hệ đồ

Nét đẹp Tết Thanh minh của dòng họ Phạm Hữu làng Yên Mô Thượng, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Cứ dịp Thanh minh (Tết Thanh minh là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, đến sau ngày Lập xuân 60 ngày), con cháu dòng họ Phạm Hữu làng Yên Mô Thượng, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình lại nô nức tổ chức thực hiện nghi lễ tảo mộ (sửa sang lại mộ phần của gia tiên cho khang trang, sạch sẽ và làm lễ cúng gia tiên); sắm sửa mâm cỗ, vàng hương… để tổ chức Tết Thanh minh, tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người đã khuất.

Ngoài ý nghĩa tưởng nhớ người đã khuất, Tết Thanh minh còn là dịp để con cháu trong dòng họ đoàn tụ sum vầy, gắn kết tình cảm. 

Tết Thanh minh là một nét văn hóa đặc sắc của dòng họ Phạm Hữu làng Yên Mô Thượng, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình được con cháu đời đời lưu truyền. Cứ trước ngày đầu của tiết Thanh Minh, con cháu dòng tộc, các chi tập trung tại nhà thờ tổ bàn bạc việc họ, trước tiên là sắm sửa lễ lạt làm cỗ cúng tổ tiên, đồng thời đầu giờ chiều bố trí thành viên của các chi đi tảo mộ, thắp hương xin phép thần thổ địa rồi phát cỏ, vệ sinh khu mộ, sau đó kính cẩn thắp hương lên phần mộ gia đình, thắp hương cho các ngôi mộ xung quanh, khấn mời người đã khuất về nhà thờ tổ. Đến ngày đầu của tiết Thanh Mình, con cháu của dòng họ gồm 8 chi, mỗi chi đều chuẩn bị lễ mặn (thủ lợn hoặc gà, mâm sôi, trầu cau, rượu, chè, thuốc lá, hoa quả, ...) tổ chức luân phiên lễ mặn của một chi là để lại tế lễ tại nhà thờ, lễ của 7 chi còn lại được con cháu trong họ đội lễ ra Đàn Đỏ của dòng tộc để tế lễ và tổ chức tổng kết công khai tài chính năm trước, bàn về nhiệm vụ trong năm, công tác khuyến học... của dòng họ.  Kết thúc tế lễ tại Đàn Đỏ của dòng tộc, các chi mời tổ tiên, con cháu, về nhà thờ chi để các chi tổ chức Thanh Mình chi, Thanh Mình gia đình và thụ Lộc ...