YÊN MÔ THƯỢNG, YÊN MẠC, YÊN MÔ, NINH BÌNH

img
Phả hệ đồ

Thời kỳ phân chi

SƠ LƯỢC TỪNG THỜI KỲ PHÂN CHI

Hiển Thủy Tổ Khảo, Phạm Hữu Công, Tự Dũng Đức là đời thứ nhất, sinh ra cụ Tự Dũng Sơn đời thứ 2, cụ Tự Dũng Sơn sinh ra 2 người con 1 cụ là Tự Dũng Nghĩa, còn 1 cụ không rõ đi đâu, con cháu còn hay đã thất tự. Các đời kế tiếp phát triển mỗi đời có 1 đinh duy trì dòng tộc, đến đời thứ 6 cụ Phạm Ngọc Đường, Tự Phúc Bình, cụ Phạm Thị Nghè sinh hạ được 2 người con trai Phạm Đăng Sĩ, Tự Đạo Ân và Phạm Đăng Tường, cụ là người có công xuất Chi cho dòng họ.

Phân làm 2 chi: Con cháu các cụ đời thứ 7 sau nhiều đời để tiện cho việc giỗ kỵ nên phân ra làm 2 chi:

Chi 1 do cụ Phạm Đăng Sĩ, Tự Đạo Ân, đời thứ 7                                                       Tổ Chi

Chi 2 do cụ Phạm Đăng Tường, đời thứ 7                                                                    Tổ Chi

Phân làm 8 chi: Đến thế kỷ 19 - 20, số đinh trong họ phát triển, số đời tăng lên, do đó con cháu các đời 14 - 15 suy tôn: các cụ đời thứ 7 Tổ Chi thành Tổ Đại Chi (Tổ Đại Chi 1 và Tổ Đại Chi 2); các cụ đời 10 là Tổ Trung Chi (gọi là Tổ Chi).

Như vậy Đại Chi 1 có 6 Trung Chi, là từ Trung Chi 1 đến Trung Chi 6 (gọi là Chi 1, Chi 2, Chi 3, Chi 4, Chi 5, Chi 6); Đại Chi 2 có 2 Trung Chi, là từ Trung Chi 7 đến Trung Chi 8 (gọi là Chi 7, Chi 8). Cả họ có 8 Chi do các cụ Đời thứ 10 làm Tổ Chi như sau:

Chi 1 (Đại Chi 1 - Tổ Trung Chi 1) do cụ Phạm Hữu Vĩ, Tự Trung Quán                  Tổ Chi

Chi 2 (Đại Chi 1 - Tổ Trung Chi 2) do cụ Phạm Hữu Hiến, Tự Doãn Thăng              Tổ Chi

Chi 3 (Đại Chi 1 - Tổ Trung Chi 3) do cụ Phạm Hữu Thưởng                                     Tổ Chi

Chi 4 (Đại Chi 1 - Tổ Trung Chi 4) do cụ Phạm Hữu Thẩm                                         Tổ Chi

Chi 5 (Đại Chi 1 - Tổ Trung Chi 5) do cụ Phạm Hữu Lăng                                         Tổ Chi

Chi 6 (Đại Chi 1 - Tổ Trung Chi 6) do cụ Phạm Hữu Hằng                                         Tổ Chi

Chi 7 (Đại Chi 2 - Tổ Trung Chi 7) do cụ Phạm Đăng Trường                                    Tổ Chi

Chi 8 (Đại Chi 2 - Tổ Trung Chi 8) do cụ Phạm Đăng Minh                                       Tổ Chi

Tộc trưởng các chi tại đời 17

Trưởng Tộc; Trưởng Chi 1, hậu duệ đời 17: Phạm Đức Nhuận

Trưởng Chi 2, hậu duệ đời 17: Phạm Văn Truyền

Trưởng Chi 3, hậu duệ đời 17: Phạm Văn Dần

Trưởng Chi 4, hậu duệ đời 17: Phạm Văn Cường

Trưởng Chi 5, hậu duệ đời 17: Phạm Văn Trung

Trưởng Chi 6, hậu duệ đời 17: Phạm Văn Sinh

Trưởng Chi 7, hậu duệ đời 17: Phạm Văn Minh

Trưởng Chi 8, hậu duệ đời 17: Phạm Văn Hữu

Lưu ý:

Chi 1: Đời thập đại truyền đến đời thập ngũ đại là ông Phạm Hữu Mùi, truyền đến đời thập thất đại là ông Phạm Đức Nhuận phụng tự.

Chi 2: Đời thập đại truyền đến đời thập ngũ đại là ông Phạm Y, truyền đến đời thập thất đại là ông Phạm Văn Truyền phụng tự.

Chi 3: Đời thập đại truyền đến đời thập ngũ đại là ông Phạm Hữu Thuyết, truyền đến đời thập thất đại là ông Phạm Văn Dần phụng tự.

Chi 4: Đời thập đại truyền đến đời thập ngũ đại Phạm Văn Ngọc, truyền đến đời thập thất đại là ông Phạm Văn Cường phụng tự. (Ông Phạm Hữu Ngọc đời 15 Trưởng Chi và ông Phạm Văn Thái đi làm ăn xa không rõ, em trai thứ 3 là ông Phạm Văn Hồng đời 15 phụng tự. Ông Phạm Văn Hồng đi bộ đội lấy vợ phố Xấu tỉnh Hoà Bình, có 2 con trai là ông Phạm Văn Hùng đời 16 và ông Phạm Văn Dũng đời 16, truyền cho cháu Phạm Văn Cường đời 17 phụng tự hiện đang định cư ở phố Xấu- Hoà Bình. Do vậy, việc họ giao cho ông Phạm Văn Thực đời 15, con cháu ông là Phạm Văn Đăng đời 17 làm đại diện việc của họ và chi).

Chi 5: Đời thập đại truyền đến đời thập ngũ đại Phạm Văn Phác, truyền đến đời thập thất đại là ông Phạm Văn Trung phụng tự. (Ông Phạm Văn Phác đời 15 thất tự nên việc phụng tự giao ông Phạm Văn Nhuẫn đời 15 phụng tự. Ông Phạm Văn Nhuẫn sinh hạ 2 người con trai Phạm Văn Xin đời 16 và Phạm Văn Giáo đời 16, như ông Phạm Văn Xin không có con trai mà nhận dưỡng tử là Phạm Văn Bình đời thứ 17 do vậy việc phụng tự giao lại cho ông Phạm Văn Trung đời 17 con trai ông Phạm Văn Giáo phụng tự. Do ông Phạm Văn Trung đi làm ăn, định cư tại Thái Nguyên nên em trai là Phạm Văn Hợi đời 17 làm đại diện việc của họ và chi).     

Chi 6: Đời thập đại truyền đến đời thập ngũ đại Phạm Hữu Đức, truyền đến đời thập thất đại là ông Phạm Văn Sinh phụng tự. (Ông Phạm Hữu Đức đời 15 thất tự nên việc phụng tự giao ông Phạm Hữu Xuân đời 15 phụng tự truyền đến cháu ông Phạm Văn Sinh đời 17 định cư ở Tuyên Quang phụng tự. Hiện nay Chi 6 không có người ở quê làm đại diện để thực hiện việc của họ và chi).

Chi 7: Đời thập đại truyền đến đời thập ngũ đại Phạm Văn Đễ, truyền đến đời thập thất đại là ông Phạm Văn Minh phụng tự. (Ông Phạm Văn Đễ đời 15, có con là Phạm Văn Thể đời 16 đi làm ăn xa không rõ. Do vậy giao ông Phạm Văn Thiết đời 15, truyền đến đời thập thất đại là ông Phạm Văn Minh phụng tự).

Chi 8: Đời thập đại truyền đến đời thập ngũ đại Phạm Hữu Kim, truyền đến đời thập thất đại là ông Phạm Văn Hữu phụng tự. (Gia đình ông Phạm Hữu Kim định cư ở Thanh Hoá, cháu Phạm Văn Hữu đời 17 định cư tại Hà Nội. Nên việc họ do Phạm Hữu Mạc đời 15 cùng con cháu Phạm Văn Hậu đời 17 làm đại diện việc của họ và chi).