YÊN MÔ THƯỢNG, YÊN MẠC, YÊN MÔ, NINH BÌNH

img
Phả hệ đồ

Phả ký

PHẢ KÝ HAY LÀ GIA SỬ

 

Tộc phả là một kho tàng chứa đựng mối quan hệ tình cảm sâu đậm của những người con, người cháu có cùng chung một huyết thống. Là tình cảm thiêng liêng rất tự nhiên, nó vô tình trong tâm trí của mỗi người chúng ta thật là gần gũi, thân thương của một dòng họ mang lại. Việc xây dựng và lưu truyền Tộc phả được xem là một cách ghi nhớ công ơn tổ tiên, gây dựng lòng tự hào trong dòng tộc về quá khứ của gia đình, dòng họ mình để cho muôn đời con cháu noi theo... tạo nên những truyền thống giáo dục tốt đẹp.

Dòng họ Phạm Hữu ta đến Yên Mô (xa xưa gọi là xứ Gia Nô; thời Trần gọi là Mô Độ; thời Minh đổi là Yên Mô, đến triều niên hiệu Bảo Thái ấp Yên Mô chia ra thành làng Yên Mô Thượng và làng Yên Mô Càn) xứ này rất sớm, từ những ngày đầu lập ấp, ở đây bao đời và từ đâu di cư về đây cho đến nay không rõ. Trong quá trình phát triển, do không ghi chép để lại nên tính từ Hiển Thủy Tổ Khảo, Phạm Hữu Công, Tự Dũng Đức; Hiển Thủy Tổ Tỷ, Hiệu Từ Thiên là đời thứ nhất. Cụ đã sinh cơ lập nghiệp trên mảnh đất Yên Mô xứ này (Ấp Yên Mô, Tổng Yên Mô, Huyện Yên Mô, Phủ Trường Yên nay là Làng Yên Mô Thượng, xã Yên Mạc, Huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) vào thời nhà Lê sơ giai đoạn Lê Thánh Tông Tự là Tư Thành lên ngôi Hoàng đế, xưng làm Thiên Nam Động chủ, đặt niên hiệu là Quang Thuận năm Canh Thìn năm 1460 đến năm 1469, sau đổi thành niên hiệu Hồng Đức năm Canh Dần năm 1470 đến năm 1497.

Từ những ngày đầu Phạm Hữu Tộc ta các cụ tiền bối xa xưa đã ý thức được việc hiếu, lễ, nghĩa nên đã xây dựng ngôi Đàn Đỏ từ sớm, ngay khi về định cư tại xứ Mô Độ này để tôn vinh truyền thống gia đình, dòng tộc, các thế hệ. Trong dòng tộc vẫn lưu truyền, kể lại cho nhau biết qua các đời về câu đối Đàn Đỏ.

Phạm tộc vi Mô ấp tự thuỷ

Thử đàn giữ thử hương tịnh truyền

            Nghĩa là:

Họ Phạm ta định cư sớm ở đất xứ Mô Độ này

Khi có làng này họ xây đàn đỏ này truyền mãi về sau

Ban đầu Đàn Đỏ được xây theo hướng Nam đến năm Kỷ Dậu 1849 Tự Đức nhị niên cụ Phạm Nhữ Di tự Mạnh Thái đời thứ 13 thuộc Đại chi 1, Trung chi 2, “Cụ tổng” cùng các cụ đời 12 – 13 và con cháu trong họ xây quay lại hướng Đàn Đỏ từ Nam sang Tây theo thế “Long chầu, Hổ phục” (Long chầu - Hổ phục có nghiã là rồng nằm uốn khúc và hổ cũng nằm sát đất chịu khuất phục để chầu chủ nhân).

Đến nay họ ta thống kê sơ bộ từ đời Hiển Thủy Tổ Khảo, Hiển Thủy Tổ Tỷ họ ta đã có con cháu đến đời thứ 20; có hơn 200 hộ; trên 500 đinh kể người hiện nay có mặt, đang lao động học tập tu trí làm ăn sinh sống ở tại quê và tạm vắng - định cư ở nhiều miền trong nước, có hộ ở nước ngoài.

Trong mấy thế kỷ qua dòng họ Phạm Hữu ta vẫn luôn luôn giữ được truyền thống đoàn kết, biết thương yêu quí trọng nhau, bảo ban nhau mọi điều hay lẽ phải; người có khó khăn cũng như mỗi khi bị vấp ngã mọi người đều thể hiện lương tâm hướng thiện bảo vệ lấy quan hệ máu thịt của mình. Trải qua cuộc sống phải vật lộn mọi bề để tồn tại và phát triển, nhưng trọng họ mọi người đều sẵn có lòng vị tha, chịu thương chịu khó cần cù lao động, sống có đạo lý, có thủy có chung, xây dựng một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Các cụ cao tuổi và những thành viên không may bị ốm đau, được họ luôn lưu tâm thăm hỏi động viên. Các cháu thanh thiếu niên cũng được thường xuyên nhắc nhở giáo dục, động viên kịp thời. Hàng năm trao những phần thưởng cho các cháu đạt kết quả tốt trong học tập, nhằm khuyến khích các tài năng trẻ mỗi ngày một phát triển lớn mạnh.

Về mặt xã hội, họ ta cũng rất tự hào. Trải qua bao thời đại họ cũng có những thành viên tham gia công việc của làng, của xã và các cơ quan nhà nước, đảm nhiệm những chức danh được nhà nước và quần chúng nhân dân tín nhiệm, đóng góp vào sự nghiệp chung của quê hương đất nước.

Từ đó họ Phạm Hữu ta ngày càng phát triển về mọi mặt tích cực trong xã hội. Điểm lại họ ta cũng có nhiều bậc tiền nhân có nhiệt tình và năng lực có học vấn nhất định đã tham gia nhiều lĩnh vực công việc của xã hội ở mỗi một thời đại khác nhau như:

* Thời kỳ quân chủ (Giai đoạn 1407-1945)

Cụ Phạm Ngọc Đường, Tự Phúc Bình đời thứ 6 có chức vị cửu khế ở thời chiều Dương Đức “Lê Gia Tông 1672”;

Cụ Phạm Đăng Sỹ, Tự Đạo Ân đời thứ 7 làm Xã Trưởng “ấm bản” ở thời triều “Lê Hy Tông “Duy hợp – chính hoà năm canh thân 1680 – 1705;

Cụ Phạm Hữu Quang, Tiểu Danh Lan tự Đạo Âu đời thứ 8 đỗ đạt học vị Sinh đồ (Tú tài), lấy con gái tri huyện, huyện Đại An “Nhạc phụ húy: Sĩ Doanh”;

Cụ Phạm Hữu Ninh – Tự Định Chí – Thuỵ nhân nhã, tiểu danh vũ Đời thứ 9 đỗ đạt học vị Sinh đồ (Tú tài), Triều Vĩnh Khánh Huyện Hàm thìn thụ. Lê Cảnh Hưng 1740 sau cụ dạy học;

Cụ Phạm Hữu Vĩ tự Trung Quán nhiêu nam Tiểu danh Đôi đời thứ 10;

Cụ Phạm Hữu Hiến – Tự Doãn Thăng – Thuỵ bầy lạc - Đời thứ 10 - Chi 2 có năng lực học vấn làm xã trưởng “Lê Hiến Tông – duy diêu. Cảnh Hưng – canh thân 1740 – 1786”;

Cụ Phạm Hữu Thấu – Tự Thuỷ Phát đời thứ 11 - Chi 2, cụ làm nghề dậy học nên con gái cụ là Phạm Thị Ký lấy ông Phạm Huy Lục sinh ra chi Huyện Phạm Xuân Trường. Phạm Thị Hoạt lấy ông Vũ Đình Cánh làm chức quản cơ quê ở tỉnh Thanh Hoá. Phạm Thị Mai lấy ông Trịnh Đình Trấn lam thông lại tỉnh Hà Nam;

Đời thứ 11 - Chi  : Cụ Phạm Hữu Du – Tự Xuân Sinh cụ đỗ hương nên gọi cụ Hương ấm;

Đời thứ 12 - Chi  : Cụ Phạm Hữu Hào – Tự Bần Lạc đỗ Hương;

Đời thứ 12 - Chi 2: Cụ Phạm Quốc Trinh – Tự Đại Cát xuất đội tỉnh Hải Dương;

Đời thứ 12 - Chi  : Cụ Phạm Nhữ Cẩn – Làm xã trưởng;

Đời thứ 13 - Chi 2: Cụ Hữu Đông – Tự Thuỷ Minh làm xã trưởng;

Đời thứ 13 - Chi  : Cụ Phạm Nhữ Di – Tự Mạnh Thái cụ Tổng;

 

* Thời kỳ hiện đại (1945 – Nay)

- Tham gia làm hoạt động đân quân du kích, vệ quốc đoàn:

Đời thứ 15 - Chi 01: Ông Phạm Tất Cư - Đảng viên hoạt động cách mạng chống Pháp;

Đời thứ 15 - Chi 03: Ông Phạm Hữu Tiền - Du kích chống Pháp;

Đời thứ 15 – Chi 04: Ông Phạm Hữu Hồng (Bình) - Vệ quốc đoàn – tỉnh Hoà Bình;

Đời thứ 16 - Chi  : Ông Phạm Hữu Thái - Du kích;

Đời thứ 16 - Chi  : Ông Phạm Hữu Đức - Vệ quốc đoàn;

Đời thứ 16 - Chi  : Ông Phạm Hữu Tiễn - Vệ quốc đoàn;

Đời thứ 16 - Chi  : Ông Phạm Hữu Tửu - Vệ quốc đoàn – Lai Thành;

Đời thứ 16 - Chi  : Ông Phạm Văn Dảo (Giao) - Vệ quốc đoàn;

Đời thứ 16 - Chi  : Ông Phạm Hữu Công - Vệ quốc đoàn.

- Các ông tham gia vào bộ đội giai đoạn 1955 đến 1975:

Chi 1: Ông Vân; Ông Cửu; Ông Lâm; Ông Tỵ; Ông Hải; Ông Hiển.

Chi 2: Ông Đức; Ông Liêm; Ông Bình.

Chi 3: Ông Hùng; Ông Bình; Ông Minh; Ông Hùng.

Chi 4: Ông Thị; Ông Khương; Ông Toản; Ông Khang; Ông Ba; Ông Thịnh.

Chi 5: Ông Thụ.

Chi 7: Ông Lộc ; Ông Huộng.

Chi 8 : Ông Long ; Ông Đức ; Ông Nhâm.

- Các anh hùng liệt sỹ hy sinh bảo vệ tổ quốc:

Đời thứ 15 - Chi 01: Phạm Tất Cư – Đảng viên hoạt động cách mạng bị bắt giam tại Kim Đài, Kim Sơn, Ninh Bình, tổ chức vượt ngục bị chết đuối – Liệt sỹ chống Pháp;

Đời thứ 15 - Chi 03: Phạm Hữu Tiền – Chiến sỹ Du kích chiến đấu hy sinh;

Đời thứ 16 – Chi 01: Phạm Văn Cửu - Liệt sỹ cách mạng chống Mỹ

Đời thứ 16 - Chi 02: Phạm Ngọc Liêm - Sinh năm 1942; Cấp bậc: Thiếu Tá; Chức vụ: E Phó tham mưu trưởng; Đơn vị: E 54, F320, QĐ3; Hy sinh: ngày 01/10/1978 (AL 30/8/1978) tại Kompong Cham - Campuchia.

Đời thứ 16 - Chi 03: Ông Phạm Thanh Tùng;

Đời thứ 16 - Chi 04: Ông Phạm Văn Thị;

Đời thứ 16 - Chi 04: Ông Phạm Hữu .......;

Đời thứ 16 - Chi    : Ông Phạm Hữu Thái - Chiến sỹ Du kích chiến đấu hy sinh;

Đời thứ 16 - Chi 07: Ông Phạm Bá Lộc;

Đời thứ 16 - Chi 08: Ông Phạm Văn Đức;

Đời thứ 16 - Chi 08: Ông Phạm Văn Xin;

Đời thứ 17 - Chi 04: Ông Phạm Văn Thẩm;

Đời thứ 17 - Chi 04: Ông Phạm Văn Khương;

Đời thứ 17 - Chi 04: Ông Phạm Văn Toản;

Đời thứ 17 - Chi 08: Ông Phạm Văn Nhâm.

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng:

Trong dòng họ Phạm Hữu ta có những người mẹ vĩ đại đã hy sinh những người thân yêu, ruột thịt của mình cho các cuộc kháng chiến, đóng góp to lớn cho cuộc đấu tranh, giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đó là những mẹ:

Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Phạm Thị Thực vợ ông: Phạm Văn Hồng, đời thứ 15, Chi 8 có con là liệt sỹ: Phạm Văn Xin (Bùi Xin) là con nuôi.

Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Nguyễn Thị Tư vợ ông: Phạm Văn Tiễn, đời thứ 16, Chi 4 có con là liệt sỹ: Phạm Văn Khương.

- Tham gia công tác ở chính quyền địa phương cấp xã:

Đời thứ 15 - Chi 03: Ông Phạm Hữu Bảng - Uỷ viên uỷ ban xã đội trưởng;

Đời thứ 15 - Chi 04: Ông Phạm Văn Toàn - Ủy nhiệm thôn;

Đời thứ 15 - Chi 07: Ông Phạm Văn Tý - Du kích – Thường vụ Đảng uỷ; Phó chủ tịch UBND xã;

Đời thứ 15 - Chi    : Ông Phạm Hữu Quân - Xã đội trưởng – Thường vụ Đảng uỷ; Phó chủ tịch UBND xã Lai Thành;

Đời thứ 16 - Chi 08: Ông Phạm Văn Xin -     Phó công an xã;

Đời thứ 16 – Chi 2: Ông Phạm Văn Nguyên - Phó bí thư đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Yên Mạc; Bí thư ban chấp hành UBND xã Yên Mạc;

Đời thứ 16 - Chi    : Ông Phạm Hữu Uýnh - Phó bí thư đảng uỷ; Chủ tịch UBND xã Lai Thành;

Đời thứ 16 - Chi    : Ông Phạm Hữu Minh - Phó bí thư đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã ở Tỉnh Gia Lai.

Đời thứ 17 - Chi 7: Ông Phạm Hữu Thọ - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Mạc.

- Tham gia công tác ở chính quyền địa phương cấp huyện:

Đời thứ 16 - Chi 1: Ông Phạm Hữu Tuấn (Tuất), thường vụ thị uỷ, thị xã Tam Điệp; Tuyên huấn thị uỷ, Chủ tịch MTTQ thị xã.

- Tham gia công tác ở chính quyền địa phương cấp tỉnh:

Đời thứ 16 - Chi 1: Ông Phạm Văn Sơn – Phó Giám đốc sở Nội Vụ, tỉnh Lâm Đồng;

Đời thứ 17 - Chi 8: Ông Phạm Văn Liệu – Hiệu trưởng trường Cao đẳng thể dục thể thao Thanh Hóa; Phó Hiệu trưởng trường đại học văn hóa thể thao và du lịch; Đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa;

Đời thứ 17 - Chi 8: Ông Phạm Văn Ngọ - Trưởng phòng cánh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội; Phó Giám đốc Công an quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội;

- Tham gia công tác các Bộ nghành, cơ quan Trung ương:

- Đời thứ 16 - Chi 2: Ông Phạm Ngọc Liêm - Trung đoàn phó, Tham mưu trưởng trung đoàn trung đoàn 54 (Pháo binh), Sư đoàn 320, Quân Đoàn 3, Bộ Quốc phòng - Thiếu Tá quân đội nhân dân Việt Nam;

- Đời thứ 17 - Chi 2: Ông Phạm Ngọc Anh – Trưởng Ban Tài chính, Kiểm toán nhà nước;

- Đời thứ 18 - Chi 4: Ông Phạm Văn Cường – Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn cảnh sát đặc nhiệm số 3, Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động, Bộ Công an – Trung tá Công an nhân dân.

- Các ông học hành đỗ đạt trong dòng tộc có học hàm, học vị từ thạc sỹ, tiến sỹ, phó giáo sư, giáo sư:

CHI

DANH SÁCH ĐỖ ĐẠT

SINH NĂM

TRÌNH ĐỘ

CON ÔNG

 
 

1

Phạm Hải Phong

1983

Thạc sỹ

Phạm Trường Sơn

 

2

Phạm Ngọc Anh

1977

Tiến sỹ

Phạm Ngọc Liêm

 

8

Phạm Văn Liệu

1960

Tiến sỹ

Phạm Văn Đồng

 

8

Phạm Văn Ngọ

1954

Thạc sỹ

Phạm Văn Hinh

 

8

Phạm Văn Hiệp

1982

Tiến sỹ

Phạm Văn Hữu